[Bác sĩ tư vấn] Đi tiểu buốt ra dịch có mủ là bệnh gì? Thứ Năm, 07/12/2023, 13:00
Rất nhiều người gặp phải triệu chứng đi tiểu buốt ra dịch có mủ, song không phải ai cũng biết đó là bệnh gì. Các bác sĩ cho rằng đây có thể là một tình trạng nguy hiểm. Nnếu không chữa kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hại.
Vậy đi tiểu buốt ra dịch có mủ là bệnh gì? Tác hại của nó như thế nào? Và cách chữa trị triệu chứng đi tiểu buốt ra dịch mủ ra làm sao? Đây là những vấn đề mà bài viết sau sẽ tập trung làm rõ!
Hiện tượng đi tiểu buốt ra dịch có mủ là như thế nào?
Hiện tượng đi tiểu buốt ra dịch có mủ không hề hiếm gặp ở các độ tuổi khác nhau. Nó có thể bắt gặp ở cả nam giới và nữ giới. Khi đi tiểu, người bệnh cảm thấy buốt rát khó chịu ở vùng kín. Kiểm tra nước tiểu, người bệnh có thể thấy những vẩn mủ lơ lửng bên trong nước tiểu. Mủ cũng có thể đọng trong vùng kín của nam giới và nữ giới. Với những trường hợp nặng hơn, người bệnh không chỉ buốt rát khi đi tiểu mà còn có thể cảm thấy cơn buốt rát dọc đường niệu đạo.
Tác nhân trực tiếp gây ra hiện tượng đi tiểu buốt ra dịch có mủ có thể là virus, vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng… Ví dụ như nấm men candida, lậu cầu khuẩn, vi khuẩn chlamydia, vi khuẩn E.coli, trùng roi trichomonas…
Đi tiểu buốt ra dịch có mủ có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Để biết được đó là bệnh gì, bạn cần đến cơ sở y tế thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra.
Đi tiểu buốt ra dịch có mủ: dấu hiệu của bệnh lý gặp ở hai giới
Có rất nhiều bệnh lý gây ra triệu chứng đi tiểu buốt ra dịch có mủ. Những bệnh lý gặp ở cả nam giới và nữ giới là:
Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo là viêm nhiễm do sự tấn công của các tác nhân có hại vào niệu đạo. Các tác nhân đó có thể là virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng…, chúng đều thích sống ở nơi có môi trường ẩm ướt. Viêm niệu đạo thấy nhiều ở nam giới hơn nữ giới.
Các triệu chứng khác của bệnh gồm cảm giác đau rát xuất hiện dọc niệu đạo, vùng kín 2 giới đều sưng tấy. Ngoài ra, người bệnh còn thấy đau đớn khi quan hệ tình dục…
Bệnh lậu
Bệnh lậu là căn bệnh xã hội nguy hiểm, xuất hiện ở cả hai giới và do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhea gây ra. Loại vi khuẩn này chủ yếu lây truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn.
Triệu chứng mà người bệnh lậu thường bắt gặp là đau buốt vùng kín, đi tiểu có dịch mủ, nhất là buổi sáng sớm. Lúc này dương vật ở nam giới hoặc đầu niệu đạo ở nữ giới sẽ sưng đỏ. Bệnh lậu khi phát hiện cần điều trị sớm để tránh lây nhiễm ra cho bạn tình, đồng thời giúp bạn tránh các biến chứng nguy hiểm.
Viêm bàng quang
Đây là căn bệnh thường gặp trong nhóm bệnh lý về đường tiết niệu. Tác nhân gây bệnh trực tiếp là vi khuẩn (chủ yếu là E.coli), các vi khuẩn đường ruột khác hoặc nấm. Khi chúng tấn công vào bàng quang sẽ gây viêm nhiễm tại bàng quang.
Khi mắc bệnh này, người bệnh thường có cảm giác buồn tiểu, tiểu nhiều lần nhưng rát buốt. Với những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể chảy mủ màu vàng hoặc xanh từ niệu đạo. Thậm chí có bệnh nhân còn tiểu ra máu, đồng thời cảm thấy căng tức ở bụng dưới.
Sỏi đường tiết niệu
Sỏi đường tiết niệu, cụ thể là sỏi bàng quang hay thận có thể gây ra hiện tượng đi tiểu buốt ra dịch có mủ. Viên sỏi hình thành và lớn dần trong đường tiết niệu khiến nước tiểu bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của cơ thể. Không những thế, viên sỏi phát triển đến kích thước lớn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nó gây ra viêm thận, viêm bàng quang, suy thận…, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Viêm bể thận
Vi khuẩn xâm nhập từ bàng quang và niệu đạo vào thận có thể dẫn đến viêm bể thận. Tuy tình trạng này không gặp nhiều so với các bệnh nhiễm trùng đường tiểu khác, nhưng nó để lại hậu quả nghiêm trọng. Tiểu khó khăn, tiểu buốt, tiểu lẫn mủ… là triệu chứng của bệnh.
Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị sẹo trong thận, viêm bể thận mãn tính, tổn thương thận vĩnh viễn, suy thận, thậm chí tử vong.
Đi tiểu buốt ra dịch có mủ: dấu hiệu của bệnh lý gặp ở nam giới
Những bệnh gây ra triệu chứng đi tiểu buốt ra dịch mủ chỉ gặp ở nam giới là:
U xơ tuyến tiền liệt
U xơ tiền liệt tuyến (hay phì đại tuyến tiền liệt) là căn bệnh xảy ra khi kích thước tuyến tiền liệt tăng lên bất thường. Đây là một dạng u lành tính và là chứng bệnh phổ biến ở nam giới. Tuyến tiền liệt tăng kích thước có thể chèn ép vào bàng quang và niệu đạo, gây ra triệu chứng đi tiểu buốt ra dịch mủ.
Viêm bao quy đầu – quy đầu
Viêm bao quy đầu – quy đầu xảy ra khi xuất hiện những thương tổn, sưng tấy ở vùng bao quy đầu hoặc quy đầu dương vật. Bệnh xảy ra do nhiều tác nhân có hại tấn công “cậu nhỏ”. Căn bệnh này khiến nam giới ngứa ngáy và đau vùng kín, dẫn tới những bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.
Viêm, áp xe tuyến tiền liệt
Bệnh chủ yếu xảy ra ở nam giới thuộc độ tuổi trung niên trở lên. Khi các tác nhân có hại xâm nhập vào tuyến tiền liệt và làm tổn thương các tế bào ở đây sẽ gây ra bệnh. Lúc này việc xuất tinh ra môi trường bên ngoài của tuyến tiền liệt sẽ bị ảnh hưởng.
Bệnh nhân viêm, áp xe tuyến tiền liệt thường gặp phải triệu chứng tiểu rắt buốt, tiểu có mủ. Trường hợp nặng còn tiểu ra máu, dương vật sưng đỏ, cản trở quá trình giao hợp cùng bạn tình.
Đi tiểu buốt ra dịch có mủ: dấu hiệu của bệnh lý gặp ở nữ giới
Những bệnh gây ra triệu chứng đi tiểu buốt ra dịch mủ chỉ gặp ở nữ giới là:
Viêm âm đạo
Đây là căn bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở nữ giới, xuất hiện khi tác nhân gây hại tấn công vào âm đạo phụ nữ và gây viêm. Lúc này chị em thường quan sát thấy khí hư chuyển màu bất thường, ra nhiều và có mùi hôi lạ. Vùng kín sưng đỏ, đau rát khi đi tiểu và quan hệ tình dục.
Viêm cổ tử cung
Phụ nữ Việt Nam, cứ 10 người thì đến 3 người từng gặp viêm cổ tử cung. Trong đó, có những ca chuyển nặng thành viêm loét cổ tử cung. Bệnh xảy ra khi các tác nhân có hại tấn công vào cổ tử cung gây viêm nhiễm.
Viêm cổ tử cung có 2 giai đoạn cấp và mãn tính. Bạn sẽ thấy đau vùng kín, khí hư tiết nhiều, có mùi hôi tanh và chuyển màu vàng hoặc trắng đục. Ngoài mủ vùng kín, bệnh nhân còn có thể xuất huyết âm đạo bất thường và cảm thấy đau khi quan hệ tình dục.
Viêm phần phụ
Phần phụ ở phụ nữ gồn các bộ phận như vòi tử cung, buồng trứng. Viêm nhiễm bộ phận này thường xảy ra khi các tác nhân lây lan ngược dòng từ các bộ phận khác của hệ sinh sản. Vì tác động trực tiếp vào buồng trứng nên nếu không chữa trị, bệnh có thể dẫn đến vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.
Triệu chứng của viêm phần phụ rất dễ gây nhầm lẫn với các căn bệnh phụ khoa khác. Khi bị viêm phần phụ, bệnh nhân thường thấy đau bụng dưới, rối loạn tiêu hóa, tiểu buốt có mủ, sốt, rong kinh, xuất huyết tử cung…
Đi tiểu buốt ra dịch có mủ: những nguy cơ rình rập
Triệu chứng đi tiểu buốt ra dịch có mủ là dấu hiệu của các bệnh thuộc hệ bài tiết và hệ sinh dục. Vì thế nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe sinh sản hoặc khả năng bài tiết thải độc ở người. Có thể kể đến những nguy cơ điển hình là:
- Nguy cơ vô sinh
Các tác nhân gây hại khi xâm nhập vào bộ phận sinh dục nam có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Tinh trùng yếu thì khả năng tiếp cận với trứng để thụ thai cũng giảm.
Còn khi chúng xâm nhập vào cơ thể phụ nữ. Chúng có thể làm ảnh hưởng đến trứng, làm thay đổi môi trường trong âm đạo… Những điều này đều ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
- Nguy cơ tiến triển thành ung thư
Bệnh để lâu không chữa có thể là tác nhân kích thích tế bào ung thư phát triển. Ví dụ như ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, ung thư buồng trứng ở nữ giới…
- Suy giảm hưng phấn tình dục
Đau buốt vùng kín khiến người bệnh khó chịu và ngại quan hệ, giảm ham muốn tình dục. Điều này có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
- Lây nhiễm cho người thân
Các tác nhân gây hại, đặc biệt là lậu cầu khuẩn có thể lây lan qua đường dùng chung đồ cá nhân (đồ lót). Nó cũng lây lan từ mẹ sang con. Vì thế bạn cần cẩn thận để tránh lây bệnh cho người khác.
Do đó, đến cơ sở y tế để thăm khám là việc đầu tiên bạn nên làm khi thấy triệu chứng đi tiểu buốt ra dịch có mủ.
Đi tiểu buốt ra dịch có mủ: Điều trị như thế nào?
Tại cơ sở y tế, bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng bệnh như:
- Soi tươi dịch niệu đạo.
- Soi tươi dịch âm đạo.
- Soi cặn nước tiểu
Phác đồ điều trị đưa ra sau khi bệnh được xác định gồm:
- Điều trị bằng thuốc: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau… Một số cơ sở còn sử dụng phối hợp thuốc đông y trong điều trị bệnh.
Phương pháp này áp dụng cho cả trường hợp bệnh nhẹ và nặng.
- Điều trị bằng thủ thuật: Phương pháp này áp dụng những máy móc kỹ thuật hiện đại, cho hiệu quả điều trị cao. Có thể kể đến như:
+ Thiết bị sóng ngắn, máy hồng ngoại chữa viêm nhiễm bằng cách chiếu ánh sáng sinh học trực tiếp đến các tổ chức viêm.
+ Hệ thống kiểm tra vi sinh vật, máy quang học miễn dịch, máy kiểm tra sinh hóa tự động của Mỹ… để phân tích lậu cầu khuẩn. Sau đó bác sĩ dựa vào kết quả phân tích để ức chế sự nhân lên của chúng. Phương pháp này thường áp dụng cho trường hợp bệnh nặng, có biến chứng.
Nhờ các phương pháp trên, sau một thời gian điều trị, tình trạng đi tiểu buốt ra dịch có mủ sẽ thuyên giảm và dần biến mất. Trong quá trình điều trị, bạn cần tuyệt đối tuân thủ lời khuyên và chỉ định của bác sĩ để hiệu quả điều trị đạt mức cao nhất.
Trên đây là tổng quan về những căn bệnh gây ra triệu chứng đi tiểu buốt ra dịch có mủ ở nam giới và nữ giới. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tuân thủ chế độ sống và sinh hoạt hoạt lành mạnh là cách giúp bạn phòng tránh những căn bệnh này.
Nguồn: Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế HN
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Rối Loạn Kinh Nguyệt Sau Sinh Nguy Hiểm Không, BS Trả Lời Thứ Sáu, 01/12/2023, 15:00
- Rong Kinh Sau Sinh: Chuyện Thường Gặp Hay Bất Thường? Thứ Sáu, 01/12/2023, 14:00
- Điều Trị Vô Sinh Thứ Phát, Dễ Hay Khó? Thứ Sáu, 01/12/2023, 13:00
- 15 Dấu Hiệu Vô Sinh Sau Khi Phá Thai, Hệ Quả Khôn Lường Thứ Sáu, 01/12/2023, 13:00
- Chậm Kinh, Niêm Mạc Tử Cung Dày 16mm Có Thai Không? Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:00
- [ Tổng hợp ] 6 + vấn đề liên quan đến Đau lưng khi mang bầu Thứ Năm, 30/11/2023, 13:00
- Mới hết kinh quan hệ luôn có thai không? Thứ Năm, 30/11/2023, 09:00
- Tất cả những điều cần biết về bệnh lây qua đường tình dục (STDs) Thứ Ba, 28/11/2023, 00:00
- Ra máu sau khi quan hệ tình dục có sao không? Thứ Hai, 27/11/2023, 00:00
- Bạn có phải là người tự kỷ ám thị tình dục không? Thứ Hai, 27/11/2023, 00:00
- Niêm Mạc Tử Cung Dày Bao Nhiêu Là Bình Thường? Thứ Sáu, 24/11/2023, 15:00
- Những điều không nên làm sau khi phá thai chị em nên chú ý Thứ Sáu, 24/11/2023, 13:00